Chủ Nhật, 15 tháng 12, 2013

Chân Như không biết bình thơ, văn chương thì cũng không lưu loát chỉ là nghĩ sao viết vậy thôi mong các bạn đừng cười. Hôm qua Chân Như đã nhận được tập thơ " NHẶT" đây là tập thơ thứ ba của  chú bộ đội làm thơ VŨ TUẤN ANH gửi từ Hà  Nội vào, và đây là một món quà vô giá đối với CN. 
Thơ VTA giàu tính nhân văn, rất bình dị, gần gũi như khi tiếp xúc với VTA vậy, thơ còn mang đậm triết lý về những trăn trở của cuộc sống và thơ VTA cũng không kém phần lãng mạn khi viết về tình yêu về quê hương đất nước . Thơ VTA càng đọc càng suy gẫm càng thấy thú vị.
CN xin trích ra đây vài đoạn thơ VTA để các bạn cùng đọc nhé! Xin nhắc lại là thơ VTA đọc chậm thôi, rồi suy gẫm sẽ thấy rất thú vị và nhận ra sự thâm thúy trong thơ VTA các bạn à!

Ớt chỉ thiên.
Bé tẹo tèo teo dám chỉ trời
Chẳng hề câu nệ phận vua tôi
Hiên ngang chính, trực không luồn cúi
Khôn, dại, được, thua mặc sự đời.

Hạt mẩy- hạt lép
Thông thường hạt mẩy lặng thinh
Lao xao hạt lép rập rình nổi trên
Đến mùa gieo cấy gọi tên
Hạt nào chắc sẽ bật lên lá mầm

Hoa giấy.
Gốc rễ lá cành thật tốt tươi
Mà tên hoa giấy - Rõ buồn cười
Còn bao hình nộm mang danh đẹp
Đang đứng làm duyên ở cõi người.

Ngộ
Ngộ ra sự thật bạn ơi
Tự mình huyễn hoặc cả đời làm chi
Bằng đôi chân thật mà đi
Thế thời lượng sức đừng vì hư danh
Vinh quang - Tủi nhục mong manh
Nước hoa thay nổi hương chanh quê mùa
Dẫu rằng đời có bán mua
Rủi may xin chớ đem đùa chính ta.

Tập lẫy Kiều
Trăm năm trong cõi người ta
Chữ hèn chữ dốt chắc là thân nhau
Chẳng cần qua cuộc bể dâu
" Những điều trông thấy mà đau đớn lòng"
Lạ gì hậu quả cuồng phong
Bao nhiêu công sức phá xong tức thì
Thói đời tưởng chẳng lạ chi
Thế mà còn mắc chỉ vì si sân
Dẫu rằng khó vẹn mười phân
Có TẦM rồi phải có TÂM mới thành.
Hiển thị bớt
1
1

Thứ Sáu, 8 tháng 3, 2013

Thơ: Mai Hữu Phước
Nhớ ai
Vùng tuổi thơ xa lắc
Thuở xúm nhau
Chơi trò đám cưới. Em xinh xinh làm vợ
Anh hiên ngang làm chồng !


Đang lễ thành hôn
Kiến cắn
Em khóc,
Anh dỗ dành
Mắt em rưng rưng...
Cưới xong
Con nhao nhao đòi ăn
Em giấu mẹ bên nhà
Mang chia bì kẹo.

Ngày tháng ấm êm
Chia lìa dòng chảy
Những hồn nhiên xưa
Lạc về mấy ngả
Bạn cũ đâu rồi ?
Vùng tuổi thơ xa lắc
Có ai cùng về
Chơi lại trò đám cưới năm xưa !

Thứ Ba, 26 tháng 2, 2013

ĐÀ NẴNG QUÊ TÔI

Bấy lâu nay tôi vẫn thường tự hào về Đà nẵng là nơi tôi được sinh ra và lớn lên suốt một thời niên thiếu, ấy vậy mà tôi chẳng có chút kiến thức gì về Đà Nẵng.
Hôm nay tình cờ lạc vào blog của anh caothong (anh caothong cũng copy từ blog của bạn Cuồng Từ) tôi mới biết về lịch sử của thành phố nơi mình đã được sinh ra. Xin phép anh caothong và bạn Cuồng Từ (một người dân Nha Trang nhưng hiểu biết khá sâu sắc về TP Đà nẵng) để copy bài viết về blog của mình.

Vùng đất Đà Nẵng xa xưa là đất của Chiêm Thành. Đời vua Trần Anh Tông, vua gã công chúa Huyền Trân cho vua Chiêm 

Chế Mân l vua Chiêm dâng hai châu: là châu Ô, châu Lí làm sính lễ ... Sau đó đất này lại trở về Chiêm .
   Tháng 6-1471, Vua Lê Thánh Tông đánh thắng Chiêm, lấy đất từ nam Hải Vân đến Thạch Bi Sơn lập ra đạo Thừa Tuyên Qung Nam (có nghĩa là: vùng đất rộng phía Nam)
   Dọc theo chiều dài gần sáu trăm năm lịch sử, vùng đất bên bờ sông Hàn này đã có nhiều tên như : Hàn , Đồng Long , Hiện 
Cảng, Tourane, Thái Phiên, Đà Nẵng.
Vua Lê Thánh Tông có thơ tả về đất này như sau :
     " Tam canh dạ tĩnh Đồng Long nguyệt 
       Ngũ cổ phong thanh Lộ Hạt thuyền "
 
     Từ tháng 12-1946, Mặt Trận Việt minh gọi Đà Nẵng là Thái Phiên, còn tỉnh Quảng Nam thì mang tên Trần Cao Vân. Tế Hanh có thơ :
    " Thành Thái Phiên tắm mình trong khói lửa
      Đất anh hùng lần nữa quyết hi sinh "
   Đà Nẵng đã được đô thị hóa khá sớm, có lẽ chỉ sau Hội An. Từ thế kỉ 19, lịch sử đã đẩy Đà Nẵng vào cái thế  "làng - phố" , hậu quả của đô thị hóa được phân chia khá độc đáo :
   " Đứng bên ni Hàn ngó qua bên tê Hà Thân, nước xanh như tàu lá
   Đứng bên tê Hà Thân ngó về Hàn, phố xá nghênh ngang! "
    Sông Hàn phân chia làng và phố . Có một câu dân gian: "Con gái quận ba không bằng bà già quận nhất", có lẽ đó là câu nói tự trào về cái cảnh "thua chị kém em" của dân hữu ngạn so với cư dân tả ngạn. Lối xưa, có việc qua sông, người bên hữu ngạn vẫn quen gọi là "đi Đà Nẵng", dù họ đang trú ngụ ngay trên đất Đà Nẵng, nhưng phía bên làng, không có "phố xá nghênh ngang" , đông vui như Đà Nẵng :
    " Cảnh mô vui bằng cảnh đất Hàn
      Dưới sông tàu chạy, trên đàng hỏa xa 
      Kho dầu Đồng Lợi, Ba Toa
      Trường Lăng máy gạo bước qua chợ Hàn "
   Năm 1965, M đổ bộ vào Đà Nẵng và thiết lập ở đây một căn cứ hỗn hợp quân sự lớn.  Đà Nẵng mở rộng, bên cạnh căn cứ quân sự là kết cấu hạ tầng: sân bay, cảng, kho bãi, đường sá, công trình công cộng, cơ sở thông tin, tín dụng ngân hàng ...
   Xưa, Đà Nẵng có hai ga, một ở trên đường Bạch Đng, bên sông Hàn, và một nằm ở trong thành phố .
   Có bảo tàng cổ vật Chàm, do Musée Parmentier sáng lập vào thời Pháp thuộc . 
   Có Nhà Thờ Chính Tòa Đà Nẵng, khởi công năm 1923, do linh mục Vallet vẽ phác thảo và chủ công xây dựng, còn gọi là nhà 
thờ Con Gà, bởi trên nóc nhà thờ cao 27m này có con gà màu xám làm bằng hợp kim, trơ gan cùng tuế nguyệt .
   Có chùa cổ Linh Ứng, có Vọng Hải Đài nơi thi sĩ Phạm Hầu đã làm bài thơ "Vọng Hải Đài" nổi tiếng:

 
     Chẳng biết xa lòng nhớ những ai
     Thềm hoa từng dội gót vân hài
     Hỡi ơi! Ngươi chỉ là du khách 
     Giây phút dừng chân Vọng Hải Đài 
     Cơn gió nào lên một buổi chiều
     Ai ngờ thổi tạt tấm tình kiêu 
     Tháng ngày đi rước tương tư lại
     Làm rã chân thành sắp sửa xiêu
      Trống trải trên đài du khách qua
      Mấy ngày vơ vẩn gió đêm là
      Và muôn đời hãy còn vương vấn 
      Một sắc không bờ trên biển xa 
      Lòng xiêu xiêu hồn nức hương mai
      Rạng đông về thức giấc hoa lài
      Đưa tay ta vẫy ngoài vô tận
      Chẳng biết xa lòng có những ai ?
   Trên mỏm núi Sơn Trà có hệ thống rada mắt thần , thiết kế theo hình tròn rất độc đáo. Những năm 60, có nhà hàng nổi trên sông Hàn, có dãy quán bán nước giải khát dọc bờ sông trên đường Bạch Đằng xưa, trên sông có những con tàu thủy lớn chạy qua dòng sông thơ mộng với những cô gái chèo đò trên sông.
   Bên sông Hàn có cầu Cảng, có nhà ga cảng dựng thời Pháp, đắp chữ nỗi "Bến Cá Bạch Đằng", hình như nay là cầu quay (?)
   Biển Đà Nẵng đẹp, ngày xưa bị phong tỏa bằng dây thép gai ...
 Xưa làng Phong Lệ có lễ hội mục đồng, nay chắc làng không còn trẻ chăn trâu?. Làng biển Xuân Hòa, Mân Thái có lễ hội cầu ngư , nay hẳn còn, lễ lớn hơn xưa ?.
    Người Đà Nẵng có nụ cười và "tấm lòng Đà Nẵng", với những cuộc nhậu tàn đêm. Nói nhậu thì vùng nào cũng có, nhưng không phải mọi cuộc "nâng lên để xuống" nào cũng giống nhau.  Đà Nẵng nhậu không khách sáo, hình như hơi thái quá, nhậu thâu đêm còn dùng dằng ... không nở rời nhau.
    Đà Nẵng sẽ rất buồn nếu không có quán nhậu? Đó là ngày xưa . Lần này ra Đà Nẵng, thấy qun nhậu nhiều hơn ngày xưa, nhưng CT không uống giọt rượu nào, chỉ uống tràn kỉ niệm:
" Chẳng biết xa lòng nhớ những ai! "

                                   
                                                                                 Cầu sông Hàn hiện nay
Cầu rồng Đà nẵng (nay)





Chùa linh ứng trên núi Sơn Trà ngày nay

Tập tin:Da Nang North Beach vista.JPG 
Đường Nguyễn Tất Thành ngày nay

Tập tin:Đà Nẵng Fair Exhibition Centre.jpg
 Trung tâm hội chợ và triển lãm ngày nay
Tập tin:Khuon vien khu f.jpg
Khuôn viên trường Đại học Bách Khoa Đà Nẵng




  Các khu nghỉ dưỡng Đà nẵng ngày nay

Tượng Quan Âm trên chùa linh ứng



     
                                                                Làng đá Non Nước (nay)
 Chợ Cồn xưa
Bờ sông (Hàn) Bạch Đằng (xưa)

Trường Trung học tư thục Phan Thanh Giản và các thầy cô giáo xưa,
nơi đây tôi được từng theo học.
 
Nữ sinh Phan Thanh Giản Đà Nẵng xưa
 
















Nữ Trung Học Hồng Đức Đà Nẵng (xưa)


 Chợ Hàn (xưa)
Rạp Hòa Bình – Đà Nẵng (xưa)

 
Bưu điện Đà nẵng xưa

 


Dọc bờ sông Bạch Đằng xưa



Cầu Trịnh Minh Thế xưa





Quán nước bờ sông Hàn-đường Bạch Đằng xưa


Đường Bạch Đằng- Bến đò An Hải
 Xích lô dọc đường Bạch Đằng ĐN 



Bờ sông Hàn trước Bưu điện Đà Nẵng


Đường Gia Long xưa

Nhà thờ chính Đà nẵng (nay)





Đà Nẵng xưa do bác Ngô Bá Dũng sưu tầm

Vua Thành Thái vi hành Đà Nẵng bằng tàu Hỏa (người đang dắt một Hoàng tử từ tàu 

hỏa bước xuống). Bên dưới là những cận thần lo việc bảo vệ. Trông dáng vua có chiều
 cao rất khiêm tốn (điều nầy phù hợp với sử sách) .




Thuyền của nhà vua đi thăm cửa Hàn



Đà Nẵng, đón rước vua Thành Thái đi kinh lý và thăm một ngôi chùa.
 Ảnh cho thấy binh lính tất bậc với cờ, kiệu, lọng, dù. Hộ giá đức Vua.
Cổng ngôi chùa này giống với chùa An Long (một ngôi chùa cổ, tọa lạc
gần cổ viện Chàm- có trong album nầy)



Ga chính của Đà Nẵng xưa, được xây dựng vào năm 1905 trên đường Lagtie (nay là đường Hải Phòng), Gare principale de Tourane - Old



Đường rail hỏa xa và Ga phụ chạy dọc sông Hàn. Tàu hỏa chuyển hàng hóa và khởi hành tại đây
 Tàu chạy bằng than, phun khói mù mịt, thỉnh thoảng có kèm theo tro lửa nên dân ta quen gọi "tàu lửa".



"Cảnh mô vui bằng cảnh đất Hàn
Dưới sông tàu chạy, trên đàng hỏa xa"


Tàu lửa từ Đà Nẵng đi Huế. Những nhân viên hỏa xa đang tất bật cho
 chuyến khởi hành. Thị dân Đà Nẵng phần lớn đi chân đất, nam nữ đều
đội nón lá có vành rộng, đi hoặc đứng đều có thói quen chắp tay phía sau!


Hỏa xa ở Đà Nẵng (trên đường Bạch Đằng ngày nay)


Cầu Nam Ô, một cây cầu đẹp, không thua gì cầu Tràng Tiền ở Huế.
Vùng này có sản phẩm nước mắm và món gỏi cá rất nổi tiếng - Liên Chiểu Đà Nẵng

 
Những công nhân điện tín đầu tiên của Đà Nẵng vào năm 1906.
Có tên gọi nôm na là nhà dây thép ! Tiền thân của Bưu điện Đà Nẵng bây giờ!

 
Những ngư dân đánh cá đầu tiên ở Đà Nẵng- Những tiền hiền nghề biển
 của các ngư dân Sơn Trà ngày nay( hữu ngạn sông Hàn ), trông họ rất khỏe mạnh,
 vạm vỡ và đen nắng. Ảnh chụp cho thấy sinh hoạt, nhà cửa chủ yếu bằng tranh tre, 
có mái rất thấp để tránh bão tố khắc nghiệt thường xuyên của vùng nầy.


 
Tòa Thị chính (cũ) - sưu tầm từ bưu thiếp


Khách sạn MORIN de Tourane (do anh em nhà Morin) ở Đà Nẵng ngày xưa sáng lập.
 Nay là Khách sạn Bạch Đằng (Morin có một chuỗi các khách sạn tại Việt Nam
gồm Huế - Đà Nẵng và Bà Nà )

 
Đường Độc Lập 1965. Nơi đây có rạp chiếu phim Kinh Đô.

 
Bến sông Bạch Đằng 1964

 
Ngư dân cào nghêu ở bãi biển Thanh Bình 1960

 
Buổi sớm ở Thọ Quang

Làng Thanh Khê xưa (ven đường xe lửa) Nhà cửa thấp, hầu hết bằng tre, lợp lá hoặc rơm rạ.

 
Đường Bạch Đằng 1963


100 năm trước Jules Ferry và nay là đường Trần Phú, 
con đường sầm uất của Đà Nẵng ngày nay. (Tòa nhà lớn là bệnh viện quân đội Pháp)

Trong lịch sử đạo Thiên chúa ở Việt Nam, Đà Nẵng 
là vùng đất truyền giáo thuộc loại sớm nhất. Hồi đầu, 
cả thành phố chỉ có một nhà thờ trong khu vực thành Điện Hải
 do quân Pháp chiếm đóng (ảnh trong album này). 
Năm 1923 nhà thờ chính tòa mới được xây dựng trên Rue du Mussé. 
Bức ảnh này cho thấy giáo dân Đà Nẵng đang đón mừng Noel khi chưa có nhà thờ. 
Có lẽ tấm ảnh này được chụp vào những năm đầu của TK XX.

Nhà thờ Chánh tòa ( còn gọi nhà thờ Con Gà) do trên nóc 
có biểu tượng con gà trống Gaulois. Nhà thờ nằm trên Rue du Mussé 
(đường Trần Phú ngày nay)

 
Nhà thờ Chánh tòa - ảnh chụp 1925


Bên trong nhà thờ Chánh tòa xưa. Người có râu dài có lẽ là cha cố đạo Vallet, 
người phác thảo tổng thể về kiến trúc của ngôi nhà thờ này.

 
Bên trong nhà thờ Tourane (nhà thờ chính) trong ngày lễ trọng 14 tháng 9 năm 1924.

Đường Bạch Đằng ( rue Courbet ) - Trụ sở của hãng Liên hiệp thương mại Đông Dương và Phi Châu
(L'U.C.I.A) lập năm 1904- Về sau là trụ sở Tổng lãnh sự Hoa Kỳ trước 1975 -
Sau năm 1975 là nhà trưng bày chứng tích tội ác ĐQM - Ngày nay là tòa nhà khách sạn
Indochina River side - Ảnh cho thấy đây là con đường trung tâm của thành phố Đà Nẵng,
 nơi có bến tàu, đường hỏa xa và các tòa nhà lớn của các công ty thương mại.
Một chiếc Renault 1927 của hãng Staca đang chở khách trên đường.
Phía xa là những chiếc xe kéo và những cư dân lao động buôn gánh bán bưng trên vỉa hè. - OLD

 
Trại lính Pháp xưa- BCH Thành Đội Đà Nẵng bây giờ

 
Tòa Thị Chính Đà Nẵng 1970

 
Tòa Thị Chính và trụ sở Cty Shell xưa - Tòa nhà làm việc của
UBND & HĐND thành phố Đà Nẵng bây giờ.

Chợ Cồn - Được xây dựng những khoảng năm 1940, trên một cồn đất cao giữa lòng thành phố,
nơi đây nguyên là bãi phóng uế công cộng nằm trước Kho Đạn,
cồn đất này sau đó được san bằng để làm ngôi chợ. Đây là ngôi chợ vào loại lớn,
 buôn bán sầm uất của Tp Đà Nẵng. Năm 1984 chính quyền thành phố đã cho
xây lại chợ với tên là Trung tâm Thương nghiệp Đà Nẵng nhưng nhân dân vẫn
quen gọi là Chợ Cồn. Ảnh cho thấy cổng chợ nằm trên mặt tiền đường Khải Định (Ông Ích Khiêm bây giờ).

 
Chợ Cồn, Đà Nẵng 1949


 
Chợ Cồn



 
Đà Nẵng 1945 - Trước chợ Hàn.

 
Chùa Pháp Lâm Đà Nẵng xưa


 
Chùa Vu Lan xưa, một ngôi cổ tự. Ngày nay chùa tọa lạc tại 84 Núi Thành, quận Hải Châu, tp. Đà Nẵng.

 
Tòa nhà này hiện nay vẫn còn giữ được kiến trúc như ban đầu (đường Bạch Đằng)

 
Nhà thờ và bệnh viện trong khuôn viên thành Điện Hải xưa.

Thành Điện Hải được xây dựng kiên cố vào năm 1823 (Minh Mạng) theo kiểu vauban,
có thành cao 12 mét, nơi đây vào năm 1858 đã xẩy ra cuộc chiến đấu ác liệt giữa quân dân Đà Nẵng
(do Thống chế Lê Đình Lý, rồi đến Thống chế Nguyễn Tri Phương chỉ huy) với liên quân Pháp - Tây Ban Nha .
Nhà thờ và Bệnh viện xưa (trong ảnh) được xây trên nền của thành Điện Hải -
Ngày nay nhà thờ không còn nữa. Phần đất thấp, kế nhà thờ,
nay là Công viên Phần mền và thành Điện Hải đang được trùng tu.
Tại khu vực nầy khi xây dựng, người ta đã phát hiện nhiều loại vũ khí xưa.

 
Trẻ con trên vùng cát _ Sơn Trà ngày xưa! Không áo, không quần.
Suốt ngày rông chơi trên cồn cát.


 
Những người thợ điêu khắc gỗ ở làng Kim Bồng xưa -
Những nghệ nhân tài hoa đất Hội An (Faifoo-Tourane)


Khách sạn Bưu chính và Điện tín trên đường Courbet (nay là Bạch Đằng) - 
 Tòa nhà này mới đây đã bị phá bỏ và thay vào đó là một khách sạn cao tầng trên đường Bạch Đằng

 
Ngã tư Republique - Ferry - OLD (Hùng Vương - Trần Phú bây giờ)

 
Đường Courbet



Núi Ngũ Hành Sơn (ảnh chụp cách đây ngót 100 năm) với quang cảnh chùa cổ Tam Thai 
 
 rue Republique - Nay là đường Hùng Vương

Đường Champeaux về sau đổi là Republique
, nay là Hùng Vương - Khu vực trong ảnh bên trái là chợ vườn Hoa, 
nay là khu đất "vàng" đang xây dựng bãi đổ xe ngầm và khu đất bên phải là khu triễn lãm
 84 Hùng Vương nay cũng đang được xây dựng thành khu cao ốc của thành phố Đà Nẵng.

Đường Hà Nội xưa! nay là đường Hùng Vương, con đường buôn bán sầm uất nhất nhì Đà Nẵng.



Nhà thông tin *đường Hùng Vương ngày nay.

Trụ sở của ủy viên cộng hòa thuộc đoàn đại biểu Đà Nẵng - 
Tòa nhà nằm ở góc ngả tư Yên Bái - Hùng Vương bây giờ

 
Nhà hàng trên bến Bạch Đằng trước 1975 - OLd

Đình làng Hải Châu, chụp năm 1952. - Old photo-
Nơi thờ tự các tộc họ, nguyên quán từ thôn Hiếu Hiền, xã Hải Châu, huyện Ngọc Sơn,
phủ Tĩnh Gia, tỉnh Thanh Hóa, đã theo vua Lê Thánh Tôn vào Nam bình Chiêm từ năm 1471
và định cư ở luôn lại đây. Những cư dân đầu tiên nầy và con cháu họ đã có công lớn
 trong việc hình thành thành phố Đà Nẵng như ngày nay.

Ga Chợ Hàn (Gare de Tourane Marché) ( Old photo ) được xây dựng trong những năm 40,
nhằm thuận lợi cho việc bốc dỡ hàng hóa đi các nơi trong nước. Đến những năm 90 ga nầy
bị phá bỏ để làm con đường Bạch Đằng đẹp như ngày nay.

Viện Bảo tàng Cham được lập vào năm 1919. Bức ảnh nầy cho thấy thời kỳ nầy chưa có bảo tàng Cham. 
Những hiện vật được người Pháp tập trung về đây (vườn trưng bày) vào khoảng năm 1900
 trong đó có vật linh, bò Nandin, con vật tín ngưỡng của người Cham - Old photo-

 
100 năm trước- Phòng Thương mại & Nông nghiệp thời Pháp thuộc- Old

 
100 năm sau vẫn còn giữ kiến trúc cũ- present..
Nhưng nay vừa mới bị đập phá vào tháng 12/2010 để xây trường mẫu giáo ABC !

Cercle de Tourane nay là CLB thanh niên, số 30 đường Bạch Đằng

Bưu điện Đà Nẵng xưa (old photo)

Kiệu quan lớn đi chơi Bà Nà

Bà Nà xưa, một du khách bản xứ với áo dài, 
khăn đóng đang tần ngần dừng bước để tìm đường đi lên

Bà Nà xưa, đường đi phải qua nhiều "cầu khỉ"- "quan san" cách trở. 
Chỉ có những phu phen người Việt nầy mới đảm đương việc cán võng, 
gồng gánh cho khách tây mà thôi.

 
Đường lên Bà Nà!

 
Đường lên Bà Nà- phu phen phải gồng gánh hàng hóa cho người nước ngoài
trong điều kiện đường sá cách trở.

thành phố có sự phát triển hàng đầu của cả nước.